Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoánQuà tặngBiểu phí dịch vụ Liên hệ Chúng tôi luôn sẵn lòng cung cấp những thứ bạn cần và tư vấn cho bạn những dịch vụ phù hợp nhất. Gọi ngay cho chúng tôi. 093 668 3665 Báo cáo phân tích IMP Tải ngay CTCP Dược phẩm IMEXPHARM (Cổ phiếu IMP) Bạn có nghĩ cổ phiếu IMP rất quen thuộc với bạn? Khi có nhu cầu mua thuốc chữa bệnh, mọi người thường có quan niệm cố hữu rằng thuốc ngoại…

Th12
Peter Lynch – Huyền thoại đầu tư tăng trưởng
Peter Lynch – Huyền thoại đầu tư tăng trưởng
“Lựa chọn cổ phiếu vừa mang tính nghệ thuật lại vừa mang tính khoa học. Nhưng đều nguy hiểm nếu có quá nhiều một trong hai yếu tố này. Một người nếu quá say mê với việc tính toán, chỉ chúi đầu vào những bảng cân đối kế toán. Sẽ rất khó có thể thành công. Nếu bạn có thể đoán được tương lai từ một bảng cân đối kế toán. Thì có lẽ các nhà toán học và các kế toán viên đã trở thành những người giàu có nhất thế giới”. – Peter Lynch
Tuổi trẻ của nhà đầu tư huyền thoại
Thời thơ ấu
Peter Lynch sinh năm 1944 tại Massachusetts, Mỹ.
Cha ông từng là giáo sư toán ở trường đại học trước khi chuyển sang làm kiểm toán viên cao cấp tại John Han-Cock. (Không rõ những dòng phía trên, có phải là do ông ngộ ra từ chính người cha quá cố của mình không?)
Năm P.Lynch 10 tuổi, cha ông đã qua đời vi bệnh u não. Gia đình lâm vào khó khăn khiến mẹ ông phải đi làm công nhân ở nhà máy. Còn ông phải xin một công việc phụ ở sân gôn.
Nhờ làm bán thời gian tại câu lạc bộ gôn hạng nhất Brae Burn mà Peter Lynch có cơ hội làm quen với các khách hàng chơi gôn.
Họ là các chủ tịch hội đồng quản trị hay CEO của các tập đoàn sừng sỏ như Gillette, Polaroid, và đặc biệt là Fidelity, nơi ông thành danh sau này.
P.Lynch đã kể lại rằng: “Trong khi giúp đỡ D.G. Sullivan tìm được quả bóng của ông ta. Tôi đã tìm được định hướng nghề nghiệp cho mình. Tôi không phải là người phụ sân gôn duy nhất đã học được rằng con đường nhanh nhất để tiến thân đến phòng giám đốc. Là thông qua hành lang của những câu lạc bộ như Brae Burn“.
(Câu chuyện này có chút hài hước khiêm tốn của P.Lynch. Nhưng chúng ta cũng phần nào thấy được tuổi trẻ và quá trình hình thành nên những tài năng Mỹ như Keith Ferrazzi, Warren Buffett hay Peter Lynch, ..).
Trình độ học vấn
Peter Lynch tiếp tục làm phụ gôn suốt thời gian học ở trung học và cao đẳng Boston.
Ông giành được học bổng Francis Ouimet Candy. Giúp ông trang trải toàn bộ học phí và chi tiêu.
Dù sớm có định hướng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh.
Nhưng tại trường cao đẳng, ông không chọn các môn khoa học, toán hay kế toán mà ông học logic, lịch sử, tâm lý học, triết học, tôn giáo, … – Những môn học mang nhiều tính nghệ thuật hơn.
P.Lynch đã lý giải điều này như sau:
“Tôi thấy rõ ràng học lịch sử và triết học là một sự chuẩn bị tốt hơn để bước vào thị trường chứng khoán so với việc học những môn như thống kê hay toán học. Đầu tư vào chứng khoán mang cả tính nghệ thuật chứ không hoàn toàn là khoa học.
Những người được đào tạo ra để cứng nhắc định lượng mọi thứ thường bị nhiều hạn chế. Nếu như có thể định lượng được việc đầu tư chứng khoán thì bạn nên ngồi lỳ bên chiếc máy tính và trông chờ thu về bạc tỷ.
Nhưng mọi chuyện không bao giờ đơn giản như vậy. Tất cả những kiến thức toán học cần để tham gia thị trường chứng khoán (một công ty có bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu nợ dài hạn, …) thì bạn đã được học từ lớp bốn“.
Đường trở thành một thiên tài đầu tư tăng trưởng
Bắt đầu đầu tư cổ phiếu và kiếm lời để trang trải học phí
Năm 1963, năm thứ hai ở trường cao đẳng, Lynch đã mua cổ phiếu hàng không Flying Tiger.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, ông mua vào với giá 7 đô la. Chưa đầy hai năm, ông bán ra ở giá 32 đô la, thu lời gần 5 lần.
Giúp ông trang trải toàn bộ học phí cho tới khi tốt nghiệp đại học Boston năm 1965.
Sau đó, ông đến học viện Wharton, thuộc đại học Pennsylvania theo học bổng ưu tiên của chính Flying Tiger. Peter Lynch hoàn thành MBA tại Wharton năm 1968.
Từ năm cuối tại cao đẳng Boston, Peter Lynch đã nộp đơn xin làm thêm hè ở Fidelity. Ông nghe theo lời khuyên của Sullivan – chủ tịch công ty – một tay gôn kém may mắn. Nhưng là một người thành công trong sự nghiệp quản lý quỹ.
Ngay trong giai đoạn này, các quỹ đầu tư của Fidelity đã hoạt động rất thành công. Thực tập tại đây, Peter Lynch được đào tạo và ủng hộ bởi hai nhà quản lý quỹ hàng đầu là Ned Jonson và Gerry Tsai.
Hoàn thành nghĩa vụ với đất nước trước khi gây dựng sự nghiệp của riêng mình
Peter Lynch cũng có 2 năm trong quân đội sau khi hoàn thành khóa MBA. Ông là trung úy pháo binh ở Texas, sau đó sang Hàn Quốc.
Khi trở về từ Hàn Quốc vào năm 1969, ông tiếp tục tham gia tại Fidelity với tư cách là chuyên gia phân tích nghiên cứu.
Đến năm 1977, ông tiếp quản quỹ Fidelity Magellan với tổng giá trị là 20 triệu đô la. Đánh dấu bước đầu trên chặng đường trở thành một nhà quản lý quỹ huyền thoại.
Khi quyết định nghỉ hưu vào năm 1990, sau 13 năm chèo lái Magellan Fund. P.Lynch đã đưa tổng giá trị tài sản ròng của quỹ lên 14 tỷ đô la.
Ông không có một năm nào thua lỗ và dành chiến thắng 11 năm trước chỉ số S&P 500. Peter Lynch được mệnh danh là “nhà quản lý tiền số một trên thế giới”.
Nếu bạn là nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Bạn nên tìm hiểu thêm về phương pháp đầu tư tăng trưởng của Peter Lynch tại đây Peter Lynch – Kiến thức chứng khoán cần tìm hiểu cho người mới bắt đầu.
Hoặc truy cập và đăng ký kênh của chúng tôi để trải nghiệm các video về chiến lược đầu tư của nhiều nhà đầu tư thành công khác: Youtube Sơn Long Invest
Phan Quân
Sơn Long Invest

Th8
Rủi ro, quản trị rủi ro, cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro là yếu tố đáng sợ nhất mà bất kì nhà đầu tư nào cũng e dè. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, nói thẳng ra là khiến bạn mất tiền. Vậy có những rủi ro phổ biến nào, quản trị rủi ro, cắt lỗ ra làm sao, cách nào để quản trị rủi ro tốt nhất khi chơi chứng khoán. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn từ A-Z.
I. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì ?
Nhiều nhà đầu tư nghe 2 từ “rủi ro” nhưng lại không biết bản chất nó thực sự là gì, nó xuất phát từ đâu. Dưới đây, tôi sẽ trình bày chi tiết nhất, dễ hiểu nhất với bạn.
Có nhiều cách phân loại rủi ro, nhưng tôi nhấn mạnh vào một số rủi ro quan trọng dưới đây mong giúp bạn hiểu rõ bản chất rằng lợi nhuận kỳ vọng càng lớn thì rủi ro càng cao. Nhờ đó mà chúng ta có thể kiềm chế cảm xúc, tư duy logic, tránh những lo sợ hay mơ mộng một cách thái quá theo vòng xoáy cuồng loạn của đám đông trên thị trường đầu cơ chứng khoán.
· Rủi ro xảy từ nhà đầu tư hoặc đơn vị phụ trách đầu tư.
· Rủi ro xảy ra từ doanh nghiệp.
· Những rủi ro khác: rủi ro vĩ mô, rủi ro ngành,..
Dưới đây, tôi sẽ phân tích chi tiết về các loại rủi ro: nguyên nhân, hậu quả mà nó tác động đến hiệu quả đầu tư.
1.1 Rủi ro từ nhà đầu tư hoặc đơn vị phụ trách đầu tư
Hoạt động đầu tư cần nguồn lực và thời gian nghiên cứu doanh nghiệp một cách thấu đáo, kỹ lưỡng, toàn diện. Nhưng nhà đầu tư hoặc đơn vị phụ trách đầu tư không đủ khả năng tiến hành toàn bộ các công việc như vậy với hàng ngàn doanh nghiệp khác nhau. Khiến cho sự thấu hiểu về doanh nghiệp còn hạn chế, sai lệch, không đủ thông tin và thiếu chính xác trước khi ra quyết định đầu tư.
Không những vậy, nhiều nhà đầu tư còn không bỏ thời gian nghiên cứu tìm hiểu về doanh nghiệp mình bỏ vốn. Họ không hiểu doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực gì, tình hình tài chính ra sao, lãnh đạo là ai. Thay vào đó, họ dành thời gian vào việc dùng các công cụ thần bí để tiên đoán xem: hàng trăm nghìn nhà đầu tư khác ngày mai sẽ mua hay bán cổ phiếu, thị trường sẽ tăng hay giảm, …
Đây là rủi ro dễ gặp phải. Không chỉ đối với các cá nhân mà cả đối với các công ty, quỹ đầu tư lớn, uy tín.
Ngoài ra, rủi ro còn đến từ các khâu khác trong quy trình đầu tư. Đó là: lựa chọn thời điểm mua bán, quản lý danh mục đầu tư,…
Nguyên nhân nữa là do tâm lý của các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư mới bước vào thị trường chứng khoán hoặc họ bị thua lỗ liên tục nên họ luôn trong tình trạng lo sợ mất tiền. Nên dễ bị lôi kéo bởi đám đông và dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
Khi không có những hiểu biết thấu đáo về các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể lựa chọn những doanh nghiệp xấu để đầu tư. Hoặc chọn những doanh nghiệp làm ăn chỉ có hòa với lỗ, không thấy lãi đâu cả khiến cho giá cổ phiếu không tăng mà còn bị giảm . Cổ tức nhà đầu tư nhận được cũng chả đáng bao nhiêu. Trong trường hợp như thế này thì đem tiền đi đầu tư cổ phiếu còn thua xa các kênh đầu tư khác.
Khi chưa bước vào cuộc đầu tư thì bạn vẫn đang có cơ hội lựa chọn doanh nghiệp. Hãy chọn lựa một cách kĩ càng nhất.
Ví dụ: Nếu nhà đầu tư không phân tích chuyên sâu thì có thể lựa chọn vào các cổ phiếu ma, cổ phiếu rác. Như mã NHP (Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP).
Giá cổ phiếu từ tháng 10/2017 vẫn đang ở mức giá gần 18 nghìn đồng/1 CP. Nhưng sau đó giá sụt giảm nghiêm trọng và giảm đến tận bây giờ. Giá cổ phiếu hiện nay rất rẻ chỉ 700 đồng tại phiên giao dịch ngày 30/5/2019 tại sàn HNX. Nhưng giá trị thực của nó cũng chả đáng 700 đồng. Nếu bạn lựa chọn vào những cổ phiếu rác như này, bạn sẽ mất trắng.
1.2. Rủi ro đến từ doanh nghiệp
Bản thân quá trình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn chứa đựng những rủi ro. Các rủi ro này thường được mô tả chi tiết trong Bản cáo bạch (Quy định bắt buộc chuẩn bị cho quá trình niêm yết).
Rủi ro doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào:
- Tầm nhìn
- Sứ mệnh
- Mục đích
- Mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nguồn lực của doanh nghiệp.
Ví dụ: một doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh lĩnh vực may mặc. Nhưng hiện nay lại muốn kinh doanh thêm mảng bất động sản. Thì nhà đầu tư phải xem xét nghiên cứu kĩ xem hướng đi mới của doanh nghiệp có thực sự tiềm năng hay không? Có phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp không? Nếu không thấy khả thi thì rót vốn vào đấy thực sự nguy hiểm.
Hậu quả của các rủi ro rất khó lường trước được. Khi một nhà đầu tư đã quyết định lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư nhưng cả năm doanh nghiệp làm ăn không khấm khá lên, thua lỗ. Giá cổ phiếu không tăng. Không chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Điều này khiến đồng tiền nhà đầu tư bỏ vào không phát huy được tác dụng, không mang về lợi ích gì cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư còn bỏ lỡ các cơ hội đầu tư khác, đây chính là chi phí cơ hội.
1.3. Những rủi ro khác
Bên trên là hai rủi ro quan trọng và cơ bản nhất. Mỗi nhà đầu tư cần nắm rõ, trước khi tự đầu tư hay quyết định gửi gắm tiền bạc cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác.
Ngoài ra, còn hàng loạt những rủi ro mang nặng tính khách quan như:
- Các yếu tố vĩ mô (tỷ giá, lạm phát, lãi suất, ..),
- Chiến tranh
- Thiên tai
- Chính trị, pháp luật, …
Nhiều khi, những rủi ro này liên tục bị truyền thông, các “chuyên gia” chém gió thổi phồng gây hoang mang, lo sợ trên thị trường đầu cơ. Những rủi ro này thì ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ví dụ: doanh nghiệp bạn đang đầu tư sử dụng nguồn vay nợ nhiều cho hoạt động kinh doanh thì khi lãi suất tăng lên. Chi phí cũng sẽ tăng lên. Ảnh hưởng trực tiếp ngay đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá cổ phiếu sẽ giảm.
Rủi ro về lạm phát: Lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, như vậy cổ tức thu được từ cổ phiếu bị giảm giá trị.
Còn các rủi ro như thiên tai thì mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều. Một cơn bão lớn có thể phá hỏng, càn quét cả một phân xưởng, kho bãi,… Những thiệt hại đó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến hiệu quả kinh doanh. Một vài doanh nghiệp phải mất vài năm mới khôi phục lại được.
Bạn đầu tư vào các doanh nghiệp này thì bạn cũng phải chịu những thiệt hại như vậy. Mất mát là việc cổ phiếu rớt giá, không được chia cổ tức,…
II. Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Nói nôm na, quản trị rủi ro trong đầu tư là làm mọi cách để giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư. Giảm thiểu được bao nhiêu thì khả năng mất tiền cũng giảm. Từ đó danh mục đầu tư của bạn sẽ hướng tới lợi nhuận chứ không phải là thua lỗ.
Tôi sẽ trình bày một số biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Ứng với các loại rủi ro mà tôi đã phân tích phía trên.
2.1. Các biện pháp phòng tránh và quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
2.1.1. Đối với rủi ro xảy từ nhà đầu tư hoặc đơn vị phụ trách đầu tư
Đây là rủi ro từ chính bản thân bạn. Nên bạn có thể dễ kiểm soát nhất. Mách bạn một số biện pháp như sau:
– Trong quy trình đầu tư thì việc nghiên cứu phân tích để lựa chọn ra một doanh nghiệp tốt là điều rất quan trọng. Nó còn giảm thiểu được rủi ro thứ hai là rủi ro đến từ doanh nghiệp. Bạn phải thực sự bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu kĩ càng các doanh nghiệp. Khi bạn tự tin vào doanh nghiệp mình chọn thì bạn cũng giải quyết được rủi ro tâm lý. Thế nên phân tích nghiên cứu thường chiếm khoảng 60% thời gian của một thương vụ đầu tư.
– Bạn phải có một chiến lược đầu tư rõ ràng. Ngay từ đầu đã đi sai hướng thì bạn rất khó quay đầu lại. Đôi khi không có một chiến lược rõ ràng bạn còn không biết mình sai ở đâu mà sửa. Nên khi rủi ro đến bạn cũng không biết nó đến từ đâu.
– Còn khi bạn ủy thác số vốn của mình cho một đơn vị đầu tư khác. Bạn cần có những tiêu chí để lựa chọn cho mình một đơn vị thực sự có khả năng và chất lượng. Bạn có thể lựa chọn theo các tiêu chí như : Trình độ của đội ngũ nhân viên, phương pháp đầu tư, feedback từ các khách hàng trước,…
2.1.2. Đối với rủi ro đến từ doanh nghiệp
Đây là rủi ro ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nên sự quản trị cũng khó hơn. Bạn bị thụ động trong vấn đề này. Vậy có cách nào để giảm thiểu rủi ro không?
– Giải pháp đa dạng hóa lúc này phát huy hiệu quả rất tốt . Khi mà chính Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng không thể lường hết và ứng phó hoàn hảo những rủi ro đến với doanh nghiệp của họ. Thì bản thân chiếc giỏ mà chúng ta dùng đựng chúng đã không thể an toàn tuyệt đối. Dù cho chúng ta có nghiên cứu kỹ lưỡng đến thế nào. Vậy nên “Bỏ trứng vào nhiều giỏ” là hợp lý. Bạn sẽ không lo mất trắng tay khi chỉ chăm chăm vào 1 đến 2 mã cổ phiếu. Tuy nhiên, đa dạng đến mức độ thế nào? Bạn nên thực hiện một cách vừa phải tùy theo quy mô NAV của bạn và yếu tố ngành nghề của những doanh nghiệp bạn chọn.
– Ngoài ra, “Biên an toàn” – một công cụ vô cùng hiệu quả được đề xuất bởi B.Graham cũng được nên được sử dụng trong mỗi thương vụ đầu tư. Khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chêch lệch giữa hai giá trị này được gọi là Biên An Toàn. Việc sử dụng biên an toàn sẽ giúp nhà đầu tư mua chứng khoán có giá trị nội tại cao hơn giá trị trường, tại một mức giá hời nhất. Và biên an toàn thì là do mỗi nhà đầu tư đưa ra và không có con số chính xác nào.
2.1.3 Đối với những rủi ro khác
Chúng ta chỉ nên lo ngại khi nhận thấy có tác động thực sự trực tiếp hoặc gián tiếp từ những nhân tố bên ngoài tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chúng ta đầu tư. Khi đó, bạn sẽ tiến hành lượng hóa mức độ ảnh hưởng. Và tiến hành từng biện pháp phòng ngừa cụ thể.
Ví dụ doanh nghiệp bạn chọn, làm ăn chủ yếu với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp. Thì bạn nên có những quyết định như rút bớt vốn và chuyển sang mua cổ phiếu của công ty không làm việc với nước ngoài.
Còn đối với thiên tai, chính trị thì ngoài tầm kiểm soát của bạn. Lúc này bạn chỉ nên mong chờ vào may mắn từ bản thân rằng doanh nghiệp của bạn đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nhiều khi chính những yếu tố rủi ro trên, khi được các phương tiện truyền thông, các diễn đàn đầu tư thổi phồng quá mức, lại chứa đựng những cơ hội giá trị. Giúp chúng ta mua vào cổ phần của những doanh nghiệp chất lượng, nằm ngoài phạm vi tác động ở mức giá hời (một biên an toàn đáng kể) do những con bạc đầu cơ hoảng loạn tháo chạy một cách vô thức. Gặp những trường hợp như thế này bạn phải nhanh chóng tận dụng cơ hội để làm giàu.
2. 2 Cắt lỗ và quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Sự khác biệt lớn nhất giữa nhà đầu tư chuyên nghiệp và nghiệp dư là khả năng cắt lỗ. Giới chuyên nghiệp cắt lỗ rất nhẹ nhàng dứt khoát. Còn các nhà đầu tư mới thì đến khi tài khoản thâm hụt nặng mới lò mọ đi cắt lỗ. Quá muộn cho một thương vụ đầu tư.
2.2.1. Cắt lỗ là gì ?
Là việc ngừng nắm giữ chứng khoán để chấm dứt sự thua lỗ về tiền bạc cũng như tiết kiệm nhiều thời gian cho nhà đầu tư.
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn cắt lỗ là gì?
– Hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại
Đây là suy nghĩ suất phát từ việc bạn không chịu thừa nhận sai lầm, sự thất bại của một thương vụ đầu tư. Bạn cố nắm giữ cổ phiếu đó mà hy vọng vào phép màu là giá cổ phiếu sẽ lên lại. Nhưng thực tế, hầu hết các cổ phiếu đã giảm giá cần rất nhiều thời gian để phục hồi. Bạn càng hy vọng bao nhiêu thì sẽ thất vọng bấy nhiêu thôi, và ngoài kia còn có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt mà bạn đã nhắm mắt bỏ qua.
– Chưa bán tức là chưa lỗ
Nhiều người nghĩ rằng giá cổ phiếu giảm nhưng chưa bán ra tức là chưa thua lỗ. Họ không dám nhìn vào sự mất mát trong tài khoản. Nên họ không dám bán ra. Cũng đúng, bởi sự mất mát so sẽ đau khổ hơn rất nhiều so với sự sung sướng khi nhận được cùng một giá trị.
Cụ thể như khi bạn lãi được 1 triệu thì bạn rất phấn chấn. Nhưng khi bạn lỗ cũng 1 triệu thì bạn lại thấy đau đớn hơn rất nhiều. Thế nên họ mới trì hoãn việc cắt lỗ bởi họ sợ cái cảm giác đau đớn khi thấy tài khoản giảm sút.
– Bỏ mặc danh mục đầu tư
Khi đầu tư bạn bỏ trứng vào nhiều giỏ nhưng lại thường chăm chút hơn cho các cổ phiếu đang tăng trưởng . Bạn có thể mở danh mục và ngắm nghía những cổ phiếu tốt. Nhưng lại bỏ bê nhưng cổ phiếu đang giảm giá. Bạn chán nản và mặc kệ nó luôn. Và kết cục đi đôi với sự phó mặc, không quan tâm chính là mức thua lỗ ngày càng nặng trong tài khoản của bạn.
- Cắt lỗ và quản trị rủi ro
Nếu tài khoản bị lỗ từ 5-10% thì dễ để đưa về mức ban đầu. Nhưng nếu lỗ từ 15-20% thì rất khó để quay về mức ban đầu. Còn nếu lỗ đến 50% thì bạn cần nhân đôi tài khoản để đưa về trạng thái ban đầu. Liệu mấy nhà đầu tư có thể làm được điều này? Thế nên cắt lỗ vào đúng lúc là việc làm vô cùng quan trọng.
Không có con số cụ thể nào quy định cho mức cắt lỗ. Nó tùy thuộc vào các lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tính cách của mỗi nhà đầu tư. Nhưng thông thường các nhà đầu tư thường cắt lỗ ở mức từ 8-12%.
Tuy nhiên, có những trường hợp các nhà đầu tư vẫn phải thật tỉnh táo. Khi bạn đã nghiên cứu kĩ càng doanh nghiệp. Và tin tưởng về con đường đi của nó. Tự nhiên giá cổ phiếu giảm sâu thì bạn khoan vội vàng cắt lỗ.
Nguyên nhân ở đây có thể đến từ việc biến động chung do thị trường giảm, hay lái đánh,… Việc làm lúc này là bạn nên kiên nhẫn chờ đợi và tin tưởng vào quyết định của mình.
Nhưng nói tóm lại, cắt lỗ là việc không thể chần chừ, do dự khi bạn thấy nó thực sự không khả thi. Bạn hãy bám vào các nguyên nhân mà tôi đã đưa ra trên kia để tránh tình trạng không dám cắt lỗ, kéo theo thâm hụt tài khoản nặng.
Trong bài viết này, tôi đã chia sẻ rất kĩ càng với bạn về cách phương pháp để quản trị và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư chứng khoán. Đó là việc bạn phải làm đầu tư đúng quy trình, có chiến lược đầu tư đúng đắn, cắt lỗ đúng thời điểm,…Để có một quy trình đầu tư đúng đắn bạn có thể tham khảo tại đây Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm các kiến thức để tiến hành đầu tư an toàn và hiệu quả hơn.

Th8
Bí kíp đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn
Đầu tư chứng khoán hiện nay đang là kênh đầu tư hấp dẫn. Nó lọt top các kênh đầu tư đạt tỷ lệ lợi nhuận cao.Có 2 loại là đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Mỗi cách đầu tư lại có những chi tiết, các lưu ý khác nhau. Bạn đang phân vân,chưa biết nên lựa chọn khoảng thời gian đầu tư nào? Cách lựa chọn cổ phiếu ra làm sao ?
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn từ A-> Z về kinh nghiệm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn để đạt mức sinh lời cao nhất.
Đầu tư chứng khoán dài hạn và ngắn hạn
Muốn biết nên đầu tư chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn thì trước hết bạn phải nắm chắc về nó. Bạn phải hiểu được ưu nhược điểm. Từ đó mới thấy, mình phù hợp nhất với phương pháp nào.
Đầu tư chứng khoán dài hạn là gì ?
-
- Khái niệm
Là việc lựa chọn ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai để mua cổ phiếu của các công ty đó và nắm giữ trong dài hạn. Thời gian có thể lên đến vài năm để đem lại những kết quả tốt.
-
- Ưu điểm
Người ta nói, những người đầu tư chứng khoán dài hạn là những người đang đi theo mục tiêu “chậm mà chắc”.
- Khoản lãi an toàn, không biến động nhiều.
- Là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người ưa thích sự an toàn.
- Lợi nhuận ổn định, bền vững và ít rủi ro.
- Nhược điểm
- Thời gian thu hồi vốn lâu.
- Không nhận được khoản lợi nhuận nhanh được như khi đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Đầu tư chứng khoán dài hạn cũng không hề dễ dàng. Nhà đầu tư dài hạn phải là người có tầm nhìn xa, tư duy cao, kiên nhẫn. Họ phải có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực từ kinh doanh, pháp luật, tâm lý, tài chính,…
- Những điều cần lưu ý
Đầu tư dài hạn là theo đuổi chiến lược trong dài hạn. Những nhà đầu tư cần phải ít quan tâm đến biến động thị trường trong ngắn hạn như: xem bảng giá hàng ngày, gọi hỏi han mô giới liên tục, tránh việc đọc các tin rác thường xuyên từ các hội nhóm, diễn đàn,.. …
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn là gì ?
-
- Khái niệm
Là hình thức cá nhân hoặc tổ chức trở thành cổ đông, đầu tư vào các công ty bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu của công ty.
Thời gian thu hồi: một chu kỳ kinh doanh hoặc dưới 1 năm.
-
- Ưu điểm:
- Thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh chóng.
- Có thể thay đổi nhanh chóng các hạng mục đầu tư nếu thấy không hiệu quả.
- Thời gian giao dịch ngắn, có khi chỉ trong vài ngày, nhanh chóng thu về lợi nhuận.
- Nhược điểm
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn là sự mạo hiểm lớn. Nếu thành công sẽ thu về khoản tiền lãi nhanh chóng nhưng cũng mất trắng khi bạn đầu tư sai lầm.
- Bạn phải theo dõi, cập nhật thường xuyên các thông tin kinh tế – tài chính hay chính trị – xã hội, chính sách – chủ trương của pháp luật, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang định đầu tư vào.
- Ngoài ra, bạn cũng nên biết yếu tố may mắn, đen đỏ cũng là một điều rất quan trọng.
- Điều cần lưu ý:
Đầu tư ngắn hạn thường thì bạn chưa có sự nghiên cứu kĩ về doanh nghiệp mình đang đầu tư. Nên khi thấy mức giá cổ phiếu biến động nhẹ thì cũng khiến bạn hoang mang, lo sợ mất tiền. Vậy nên kiểm soát tâm lý là điều bạn cần phải làm được khi đầu tư trong ngắn hạn.
Bạn phải tập quen dần với việc chịu áp lực khi đọc bảng giá, theo dõi tin tức tài chính,…Khi nghe thông tin từ mô giới hay các diễn đàn, room chat bạn cần có sự chọn lọc. Bởi ở đó mỗi ngày có hàng trăm tin tức mới được tung ra. Nếu bạn không tỉnh táo rất dễ bị thao túng. Bạn cũng cần phải có những kế hoạch sắp xếp thời gian cụ thể bởi bạn sẽ mất rất nhiều thời gian khi đọc bảng giá, vào các hội nhóm room chat để nghe ngóng.
Nên đầu tư chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn?
Với những gì tôi đã phân tích ở trên thì theo quan điểm của tôi thì nên lựa chọn đầu tư chứng khoán dài hạn. Vì nó giảm thiểu được rủi ro và mang lại được mức lợi nhuận ổn định, bền vững.
Tuy nhiên, mỗi người thì vẫn có cho mình một lựa chọn riêng.
Nếu bạn là nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường chứng khóan, bạn chưa tự tin vào mình, chưa có tí kinh nghiệm nào thì bạn có thể thử đầu tư chứng khoán ngắn hạn để làm quen dần với thị trường.
Nếu bạn là nhà đầu tư mạnh bạo, ưa thích mạo hiểm và mong muốn kiếm tiền nhanh thì bạn cũng có thể lựa chọn đầu tư ngắn hạn.
Còn nếu bạn là người đã có đủ kiến thức, dày dặn về kinh nghiệm và hướng đến sự an toàn và chắc chắn thì bạn nên lựa chọn đầu tư trong dài hạn.
Cách đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.
Khi đã có cho mình sự lựa chọn là rót vốn vào ngắn hạn hay dài hạn, thì sau đó bạn phải tìm ra cách đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài bí quyết sau đây, giúp bạn đầu tư thành công.
Cách đầu tư chứng khoán dài hạn
-
- Phương pháp:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp đầu tư hiệu quả được các nhà đầu tư vận dụng. Nhưng được đa phần các nhà đầu tư đánh giá là hiệu quả nhất, áp dụng nhiều nhất vẫn là các phương pháp: đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng và đầu tư đà tăng trưởng.
- Phương pháp đầu tư giá trị: Tìm các công ty đang giao dịch ở mức giá dưới giá trị thực của chúng. Đây là phương pháp lọc cổ phiếu tốt nhất được biết đến. Cha đẻ của phương pháp này chính là nhà đầu tư tài ba Benjamin Graham. Bạn có thể tìm đọc các cuốn sách của ông như : Nhà đầu tư thông minh, Phân tích chứng khoán để hiểu rõ hơn về phương pháp này.
- Phương pháp đầu tư tăng trưởng: Đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng của các công ty đang tăng trưởng về mọi mặt, rõ nhất là doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng. Peter Lynch và Phil Fisher là hai nhà đầu tư huyền thoại trong trường phái đầu tư tăng trưởng.
- Phương pháp đầu tư đà tăng trưởng: Lựa chọn các cổ phiếu đang có xu hướng tăng mạnh rõ ràng và chưa tăng quá nhiều. Bạn mua vào lúc bùng nổ giá nhằm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
- Quy trình đầu tư chứng khoán.
- Bước 1: Chuẩn bị đầu tư: kiến thức, vốn đầu tư, mở tài khoản chứng khoán,…
- Bước 2: Thu thập thông tin về doanh nghiệp mà bạn muốn đầu tư từ các kênh như: website công ty, bạn bè, công ty chứng khoán, các trang báo điện tử,…
- Bước 3: Nghiên cứu phân tích về: báo cáo tài chính, ban lãnh đạo, lĩnh vực hoạt động, dự báo tương lai,…
- Bước 4: Ra quyết định đầu tư: gồm có quyết định mua vào và bán ra tại thời điểm thích hợp.
- Bước 5: Quản lý danh mục đầu tư: xác đinh mã cổ phiếu nào là mã chính, mã dự phòng.
- Bước 6: Cơ cấu danh mục đầu tư: Nên thay đổi hay giữ nguyên các danh mục đầu tư.
Đối với một nhà đầu tư chứng khoán dài hạn thì họ bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức ở bước 3. Đây là bước quyết định phần lớn sự thành công hay thất bại của thương vụ đầu tư. Một khi bạn đã nghiên cứu, phân tích kĩ càng thì bạn hoàn toàn có thể tự tin vào quyết định của mình.Bạn sẽ không bị thao túng bởi bất kì ai, hay bất kì tin tức nào trên thị trường.
-
- Kinh nghiệm đầu tư
- Bạn không nên ngay lập tức nghe theo một lời mách nước nào, dù đó là từ bạn bè, người thân hay nhà môi giới,… Bởi khi bạn đã phân tích kĩ càng thì chỉ có bạn là người hiểu rõ về doanh nghiệp nhất.
- Bạn không nên hoảng sợ khi các khoản đầu tư gặp phải những biến động ngắn hạn. Khi theo dõi hoạt động của các khoản đầu tư, bạn nên nhìn vào bức tranh tổng thể.
- Hãy gắn bó với nó với một chiến lược duy nhất.
- Cần có tầm nhìn dài hạn, xóa bỏ tâm lý “mua về, bán đi và hái ra tiền”.
- Cách lựa chọn cổ phiếu dài hạn
- Chọn thời gian mua
Khi đầu tư dài hạn thì nguyên tắc quan trọng vẫn là phải mua với giá rẻ hơn giá trị của cổ phiếu. Điều này mới có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Muốn mua cổ phiếu có giá lý tưởng thì cần phải chọn được thời điểm chính xác. Nó chỉ xảy ra trong hai trường hợp, một là thị trường không đánh giá được hết giá trị của công ty nên giá mới thấp. Còn hai là thị trường đang bước vào giai đoạn suy thoái hay sụp đổ.
- Chọn công ty hay cổ phiếu đầu tư
Nên lựa chọn một công ty đang có đà tăng trưởng hoặc đang tăng trưởng, có sự tăng lên về doanh thu, lợi nhuận, quy mô hoạt động, thị phần, khách hàng,…
Cách đầu tư cổ phiếu ngắn hạn
-
- Phương pháp:
Đa số các nhà đầu tư ngắn hạn đều sử dụng phương pháp phân tích kĩ thuật. Ngoài ra, một số nhà đầu tư có sử dụng các phương pháp như: đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng.
Phân tích kĩ thuật là gì ?
- Dự báo hướng của giá cả chứng khoán thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng.
- Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều phương pháp, công cụ và kỹ thuật, một trong số đó là việc sử dụng các biểu đồ.
- Quy trình đầu tư
Dù đầu tư dài hạn hay ngắn hạn thì các nhà đầu tư chứng khoán cũng có một quy trình khép kín như nhau:
- Bước 1: Chuẩn bị đầu tư: kiến thức, vốn đầu tư, mở tài khoản chứng khoán,…
- Bước 2: Thu thập thông tin về doanh nghiệp mà bạn muốn đầu tư từ các kênh như: website công ty, bạn bè, công ty chứng khoán, các trang báo điện tử,…
- Bước 3: Nghiên cứu phân tích về: báo cáo tài chính, ban lãnh đạo, lĩnh vực hoạt động, dự báo tương lai,…
- Bước 4: Ra quyết định đầu tư: gồm có quyết định mua vào và bán ra tại thời điểm thích hợp.
- Bước 5: Quản lý danh mục đầu tư: xác đinh mã cổ phiếu nào là mã chính, mã cổ phiếu nào là mã dự phòng.
- Bước 6: Cơ cấu danh mục đầu tư: Nên thay đổi hay giữ nguyên các danh mục đầu tư.
Với các nhà đầu tư ngắn hạn thì bước 4 là bước được chú trọng nhiều nhất. Họ mua bán liên tục, có thể là mua bán hàng ngày. Khi không phân tích kĩ lưỡng, không có một tầm nhìn sâu thì chỉ cần một biến động của thị trường cũng khiến họ đưa ra quyết định mua bán ngay lập tức.
-
- Kinh nghiệm đầu tư
- Bắt kịp xu hướng của thị trường: Nếu như thị trường có xu hướng tiêu cực, bạn nên xem xét việc có nên mua cổ phiếu ngắn hạn hay không?
- Không bị chi phối bởi tâm lý đám đông: Chọn lọc, nghe thông tin một cách có tư duy, không bị lấn át bởi đồng nghiệp, mô giới, hội nhóm,…
- Đầu tư ngắn hạn đi kèm với rủi ro cao. Bạn phải có một kế hoạch chi tiết cho việc mua vào và bán ra, tránh tình trạng mua dồn dập và bán tống bán tháo.
- Cách lựa chọn cổ phiếu ngắn hạn
- Đi theo trend: cập nhật thông tin mới liên tục, ví dụ đọc báo nghe thông tin giá dầu sắp tăng lập tức mua cổ phiếu của công ty xăng dầu.
- Chọn những cổ phiếu của các công ty đứng đầu ngành, hoặc có những thông tin tích cực như: Thâu tóm, sát nhập, doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh…
- Nhìn vào biểu đồ giá và khối lượng để đưa ra quyết định mua bán. Ví dụ thấy mã cổ phiếu đấy bùng nổ về khối lượng giao dịch thì bắt đầu mua.
Trên đây, tôi đã chia sẻ đầy đủ về các phương pháp và bí quyết để bạn có thể áp dụng đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn mang lại hiệu quả cao.
Thuê bên thứ 3 giúp đầu tư chứng khoán hiệu quả
Khi bạn đã áp dụng hết tất cả các hướng dẫn và bí quyết mà bạn vẫn không tìm ra được cho mình con đường đầu tư thành công. Bạn liên tục thua lỗ, tâm lý sa sút trầm trọng, bạn lo sợ, chán nản. Lúc này bạn nên đi theo hai con đường sau:
- Tìm cho mình một người thầy giỏi, có kinh nghiệm đầu tư lâu năm, có phương pháp đầu tư phù hợp với bạn. Bạn nên theo, nhờ thầy cầm tay chỉ việc cho mình thực hiện từ những bước nhỏ nhất. Quá trình này sẽ đảm bảo được cho việc bạn vừa có thể tự đầu tư và khả năng của bạn cũng ngày được củng cố thêm.
- Ủy thác đầu tư: Bạn tìm một công ty uy tín và gửi gắm số tiền của mình cho họ đầu tư. Khi bạn có một lượng kiến thức nhất định thì bạn cũng theo dõi và hiểu được quá trình đầu tư của họ. Ngoài ra, bạn có thể dành thời gian của mình để làm những việc khác để không quá đau đầu vào chứng khoán.
Trong bài viết này tôi đã chia sẻ tất tần tật những kinh nghiệm để giúp các nhà đầu tư có được phương pháp, bí quyết khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Tôi tin chắc rằng khi đọc xong bài viết này sẽ giải quyết được 99% các vấn đề bạn đang băn khoăn. Chúc bạn đầu tư thành công!

Th7
5 nguyên tắc đầu tư cổ phiếu không bị thua lỗ
5 nguyên tắc đầu tư cổ phiếu không bị thua lỗ
Để có thể có cơ hội thành công trên thị trường cổ phiếu thì trước hết bạn cần phải tìm hiểu về cổ phiếu trước khi tham gia. Không có ai tự dưng may mắn kiếm được tiền trên thị trường này. Đây là nơi dành cho người có kiến thức, chứ không phải là sân chơi cho những người yếu tim hay những người mơ mộng một bước làm giàu nhanh chóng.
Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 5 nguyên tắc giúp nhà đầu tư chứng khoán kiểm soát được rủi ro của mình và hướng tới những khoản lợi nhuận xứng đáng.
Nguyên tắc 1: Có chiến lược đầu tư cổ phiếu rõ ràng
Mỗi nhà đầu tư cổ phiếu đều phải có chiến lược đầu tư rõ ràng để gắn chặt với nó. Một vài nhà đầu tư trên thế giới thành công với chiến lược: bỏ trứng vào nhiều giỏ, đa dạng hóa đầu tư. Họ chọn chiến lược này để đa dạng, san sẻ rủi ro trong đầu tư, tránh tình trạng họ sẽ mất tất cả khi rủi ro ập đến mà khi bạn chỉ chọn 1-2 mã cổ phiếu.
Còn như Warren Buffet lại chỉ tập trung vào một số ít cổ phiếu. Ông nói: “Đa dạng trong đầu tư là cách để chống lại việc mình không biết làm. Nhưng nó chẳng mấy có ý nghĩa đối với những người biết rõ họ đang làm gì”.

Mỗi người đều có chiến lược đầu tư cho riêng mình. Còn bạn, bạn đã đã có một chiến lược đầu tư rõ ràng chưa? Bạn phải tìm hiểu, học hỏi và cuối cùng chọn cho mình một chiến lược đầu tư của riêng mình , và hãy kiên định với nó đến cuối cùng.
Nguyên tắc 2: Tránh bị ám ảnh bởi cổ phiếu
Tâm lý các nhà đầu tư mới thường rất lo sợ thua lỗ, lo lắng việc giảm giá cổ phiếu, lo lắng việc thị trường biến động đột ngột mà mình không thể xử lý kịp. Họ đặt ra ty tỷ các câu hỏi trên đời và luôn trong tình trạng lo sợ rủi ro ập đến. Thế nên, thay vì ngồi xem xét phân tích các mã cổ phiếu khác, đọc các tin tức về tài chính mỗi ngày, thì họ lại chăm chăm ngồi theo dõi thị trường suốt ngày. Điều này sẽ không mang lại lợi nhuận gì cho họ mà chỉ tạo nên áp lưc tâm lý khiến họ dễ sai lạc trong phán đoán và quyết định.
Đầu tư cổ phiếu là mang tính dài hạn, lâu dài đâu phải ngày một ngày hai bạn có thể giàu lên được đâu? Vì thế hãy tin tưởng vào các quyết định của mình và kiên nhẫn chờ đợi.
Nguyên tắc 3: Hãy tự mình phân tích
Trong thị trường khốc liệt này, bạn chỉ nên tin tưởng mỗi bản thân mình thôi. Hãy tự mình phân tích doanh nghiệp đó, tự mình tìm hiểu và xác nhận các thông tin. Vì chỉ có bản thân mình mới thấy xót xa khi đầu tư bị thua lỗ, còn đối với những người mang lại thông tin cho mình chẳng qua cũng chỉ trao cho mình vài câu động viên, hỏi han mà thôi.Vì thế hãy quên đi những lời rỉ tai. Khi nghe được tin đồn, bạn nên tự đặt ra những câu hỏi sau:
- Đã có bao nhiêu người đựơc nghe tin này trước khi đến tai bạn. Nếu nhiều người biết trước bạn,thì tin này đã quá trễ và giá đã lên cao rồi.
- Tin này được lan truyền từ đâu, ai có thể chắc chắn được về nó? Người trong ban quản trị công ty? Hay chỉ là bè bạn?
- Liệu bạn có khả năng nhận định tin đó xác thực không? Thông thường, tin nội gián thì không được tiết lộ.
Khi có được câu trả lời về các câu hỏi này rồi thì khi đó bạn đưa ra quyết định cũng chưa muộn.
Nguyên tắc 4: Hãy bán cổ phiếu ngay khi doanh nghiệp có vấn đề

Điều này nói thì dễ, nhưng làm rất khó. Khi thấy doanh nghiệp có vấn đề bạn phải phân tích nó lại ngay. Nhà đầu tư cần xem xét vấn đề đó đến từ đâu? Có thể nó bắt nguồn từ ban lãnh đạo công ty, từ sự thay đổi của các chính sách, hay tình hình kinh tế xã hội chính trị… Nếu chỉ là vấn đề mang tính tức thời và doanh nghiệp có những kế hoạch để vượt qua thì bạn có thể yên tâm giữ cổ phiếu lại. Nhưng nếu nó là vấn đề mang tính lâu dài làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh phát triển của công ty, và mức độ ảnh hưởng không hề nhẹ thì nhà đầu tư phải xem xét một cách cẩn trọng và cuối cùng có thể đưa ra quyết định bán cổ phiếu đang nắm giữ.
Nguyên tắc 5: Đừng để mất tiền
Lời khuyên của Warren Buffet chỉ có hai nguyên tắc để kiếm tiền trong thị trường chứng khoán. Nguyên tắc thứ nhất là: Đừng bao giờ để thua lỗ. Nguyên tắc thứ hai là: Đừng bao giờ quên nguyên tắc thứ nhất.
Đừng chỉ tập trung vào việc kiếm lợi nhuận. Làm sao để bảo toàn vốn là điều quan trọng hơn nhiều. Không nên cố gắng đạt 100% lợi nhuận. Tốt hơn hết là bạn thu được 60% lợi nhuận dự trù nhưng bảo đảm được việc an toàn vốn.
PhanTuyet
Sơn Long Invest

Th6
Đừng bao giờ đánh mất sự tự tin khi chơi cổ phiếu
Đừng bao giờ đánh mất sự tự tin khi chơi cổ phiếu
Đầu tư cổ phiếu là kênh đầu tư mang lại cho nhà đầu tư những nguồn lợi khổng lồ mà ít kênh đầu tư khác có được. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn luôn đi kèm với rủi ro cao.
Nếu bạn là người thiếu quyết đoán, thường hay bị mất bình tĩnh, đặc biệt thiếu sự tự tin thì bạn rất khó có thể bám trụ với cái nghề này lâu dài. Bạn phải tự chủ được trước các biến động của thị trường, can đảm để đưa ra những quyết định trong tương lai.
Nếu bạn đánh mất sự tự tin khi chơi cổ phiếu thì đây chính là nguyên nhân gây ra những thất bại cho bạn, rất khó khăn khi bạn muốn làm lại trên con đường đầu tư cổ phiếu một lần nữa.

Khi mọi thứ đang theo xu hướng tốt, có lợi cho những cổ phiếu bạn đang nắm giữ thì bạn có thể đang ung dung.
Nhưng nếu thị trường gặp biến động lớn, bạn bắt đầu hoảng loạn. Bạn bị lúng túng, quay vòng giữa suy nghĩ bán hay giữ lại các cổ phiếu này. Nếu không bán ra để cắt giảm thiệt hại thì khi biến động lớn hơn bạn sẽ dễ dàng đánh mất sự tự tin khi cần phải đưa ra những quyết định mua và bán trong tương lai. Hay tồi tệ hơn, có thể bạn mất dũng khí đến vội vàng “eo vòi” và tháo thân khỏi thị trường, không bao giờ nhận được mình đã sai lầm ở chỗ nào không bao giờ sửa chữa được những hành động sai lầm của mình và chối bỏ tất cả mọi cơ hội tốt trong tương lai mà thị trường chứng khoán đem lại.
Thị trường chứng khoán vẫn phơi bày bản chất của con người hằng ngày. Việc mua và bán cổ phiếu một cách đúng đắn và tạo ra lợi tức luôn luôn là công việc phức tạp. Bản chất con người vẫn không thay đổi, 90% mọi người ở thị trường chứng khoán – bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư – đơn giản là không chịu bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, mày mò tìm hiểu kĩ càng. Họ không thực sự nghiên cứu để rút ra bài học rằng mình đang làm đúng hay làm sai. Họ không nghiên cứu đủ chi tiết về những gì khiến cho một cổ phiếu thành công đi lên và đi xuống. Họ cũng không đủ kiên nhẫn trước những thay đổi nhỏ của thị trường, luôn trong tư thế quay lưng đi ngay với thị trường, bán gấp, bán hết khi thị trường đi ngược với xu thế họ đoán. May mắn chẳng đóng vai trò gì ở đây. Nó cũng chắc chắn không phải là “vận động ngẫu nhiên” như niềm tin của một số học giả chỉ biết chúi mũi vào sách vở, không có kinh nghiệm thực tiễn.
Cần phải tốn một chút công sức để trở nên thực sự sáng suốt trong việc lựa chọn cổ phiếu, và nhiều công sức hơn nữa để biết khi nào cần phải bán, khi nào cần mua và bán, mua như thế nào. Bán cổ phiếu một cách đúng đắn là công việc khó khăn và ít được mọi người hiểu biết nhất. Tuy nhiên việc làm này lại ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hay thua lỗ mà bạn phải đón nhận. Bạn đã làm rất tốt trong khâu tìm mua cổ phiếu tốt, đã mua được cổ phiếu tốt với giá cả hợp lý, đúng thời điểm. Nhưng khi đến giai đoạn bán bạn lại mắc phải những sai lầm. Thì tất cả những việc làm trước đây đù bạn làm tốt đến mức nào thì nó cũng không mang lại hiểu quả cuối cùng như mong đợi. Để thực hiện đúng việc bán cổ phiếu, bạn cần có kế hoạch cắt giảm thiệt hại và kỷ luật để thực hiện kế hoạch này một cách nhanh chóng không do dự.
Hãy quên đi cái tôi và niềm kiêu hãnh của mình , hãy thôi cố tranh cãi với thị trường, hãy tin tưởng vào bản thân và đừng bị xao nhãng bởi tin đồn hay đám đông và đừng để sợi dây tình cảm mọc lên hoặc phải lòng bất kỳ một cổ phiếu nào đang làm bạn thua lỗ. Nên nhớ, nguyên tắc đầu tư là trước khi có lãi thì phải bảo toàn được số vốn đầu tư của mình. Bạn phải thật là người can đảm, tự tin thì mới có thể đứng vững được trong môi trường đầu tư khốc liệt này. Nếu bạn nhẹ dạ, bạn yếu đuối, bạn không can đảm thì cổ phiếu, chứng khoán không phải là mảnh đất màu mỡ để bạn tìm kiếm thành công.
PhanTuyet
Sơn Long Invest

Th6
Các phương châm phân bổ đầu tư cho các nhà đầu tư chứng khoán mạnh dạn theo Benjamin Graham(Phần 1)
Các phương châm phân bổ đầu tư cho các nhà đầu tư chứng khoán mạnh dạn theo Benjamin Graham (Phần 1)
Nhà đầu tư mạnh dạn là gì? Đó là các nhà đầu tư sẽ dành tương đối nhiều sự quan tâm và nỗ lực của mình để hướng tới đạt được những kết quả đầu tư cao hơn mức bình thường.
Nhưng hoạt động của nhà đầu tư chứng khoán mạnh bạo trong lĩnh vực cổ phiếu thường được chia làm bốn phần sau:
- Mua tại thị trường thấp và bán tại thị trường cao
- Mua các cổ phiếu tăng trưởng và được chọn lọc kĩ càng
- Mua các loại phát hành dưới giá thấp( thấp hơn mệnh giá)
- Mua trong các tình huống đặc biệt
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói rõ về cách tiếp cận cổ phiếu tăng trưởng theo Benjamin Graham

Cổ phiếu tăng trưởng có thể được định nghĩa là một chứng khoán đã làm tăng trưởng trong quá khứ và mong đợi sẽ làm được như vậy nữa trong tương lai. Mọi nhà đầu tư đều mong muốn lựa chọn chứng khoán của các công ty hoạt động tốt hơn mức trung bình trong khoảng một số năm. Nên họ thường lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng của các công ty để đầu tư để mong muốn nhận lại được sự yên tâm khi đầu tư và mức lợi nhuận mong muốn. Nhưng điều này còn có rất nhiều sự phức tạp.
Lấy một thống kê đơn thuần cũng có thống kê của các công ty đã hoạt động tốt trên mức trung bình trong quá khứ. Nhà đầu tư có thể lọc ra một danh sách khoảng 50-70 công ty . Vậy tại sao nhà đầu tư không lựa chọn 10-20 công ty và tiến hành mua bán giao dịch cổ phiếu của các công ty này? Và anh ta đã có cho mình những hạng mục đầu tư an toàn cho khoản tiền đầu tư của mình.
Có hai cái bẫy trong ý tưởng đơn giản này. Đầu tiên, các chứng khoán tốt trong tập hồ sơ tốt sẽ được bán với giá rất cao. Nhà đầu tư đã đúng khi đánh giá được triển vọng của chúng mà vẫn không thu về được lợi nhuận như mong đợi vì ngay từ đầu anh ta đã phải trả giá cao cho sự thành công của mình. Điều thứ hai, là sự đánh giá của anh ra về tương lai hóa ra là sai. Điều này thì thực sự nguy hiểm. Sự tăng trưởng nhanh khác thường thì sẽ không thể kéo dài mãi mãi, bởi việc đạt lại được các thành tích lần thứ hai, thứ 3 khó hơn so với lần thứ nhất rất nhiều.

Thế nên nếu chỉ dựa vào các cổ phiếu được lựa chọn dựa trên nhận thức về quá khứ, anh ta có thể giàu có lên hoặc cũng có thể thất bại thảm hại. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để các nhà đầu tư có thể đánh giá được kết quả đầu tư? Chúng tôi nghĩ các kết luận tương đối chính xác có thể rút ra từ việc nghiên cứu các kết quả đạt được bởi các quỹ đầu tư chuyên nghiệp về cách tiếp cận cổ phiếu tăng trưởng. Và kết luận được đưa ra: không có phần thưởng xuất sắc nào thu được từ việc đầu tư đa dạng vào công ty tăng trưởng so với kết quả từ cổ phiếu thường nói chung.
Không có lý do gì để nói rằng các nhà đầu tư thông minh, tận tụy có thể thu được kết quả tốt hơn khi sau nhiều năm mua bán cổ phiếu tăng trưởng. Do đó, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư mạnh dạn không nên quá quan tâm đến các cổ phiếu tăng trưởng theo cách thông thường.
Trong bài viết sau chúng tôi sẽ viết về: “Các gợi ý về các lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư chứng khoán mạnh bạo theo Benjamin Graham”. Rất mong quý độc giả quan tâm và đón đọc.
Phantuyet
Sơn Long Invest

Th6
Peter Lynch-Những kiến thức cần tìm hiểu cho các nhà đầu tư bắt đầu chơi cổ phiếu
Peter Lynch-Những kiến thức cần tìm hiểu cho các nhà đầu tư bắt đầu chơi cổ phiếu
Khi bạn muốn bước chân vào một lĩnh vực mới, thì bạn phải biết được càng nhiều càng tốt. Khi có một nền tảng vững chắc thì bạn có thể tự tin vào những quyết định của mình.
Sau đây là phần tổng kết những kiến thức mà các nhà đầu tư mới cần biết và tìm hiểu kĩ khi nhảy vào thị trường cổ phiếu.
- Khái quát về cổ phiếu
- Chỉ số P/E: chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào từng công ty cụ thể và bạn có thể so sánh các công ty với nhau nếu trong một ngành và có quy mô tương đương nhau.
- Các thành viên nội bộ công ty mua cổ phiếu hay chính công ty đó mua lại cổ phần. Đây đều là những dấu hiệu tích cực.
- Số liệu tăng tốc độ về lợi nhuận và liệu đó là lợi nhuận bất thường hay đều đặn.
- Công ty đó có bảng tài chính vững vàng hay yếu kém (tỷ lệ nợ trên tài sản) và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với sức mạnh tài chính của công ty.
- Tình trạng tiền mặt: Tình trạng là vấn đề không chắc chắn trong bảng cân đối, khi xem xét bạn không quá tin tưởng khi không ty có nguồn tiền mặt lớn.
- Các công ty tăng trưởng nhanh
- Hãy tìm hiểu xem loại sản phẩm đang đem về nhiều lợi nhuận cho công ty có được xem là sản phẩm chiến lược hay không?
- Tốc độ tăng lợi nhuận trong vài băm gần đây của công ty là bao nhiêu? Tốc độ phù hợp khoảng 20-25%. Còn những công ty có tốc độ tăng nhanh hơn 25% thì bạn nên thận trọng hơn. Các công ty có tốc độ tăng khoảng 50% thường là kinh doanh trong các ngành đang phát triển quá nóng mà điều này thì bạn cũng biết đấy nó rủi ro khá cao.
- Công ty đó vừa lập lại thành công của mình ở một thị trấn, thành phố khác. Điều này chứng tỏ khả năng mở rộng thị trường của họ khá lớn.
- Tốc độ mở rộng quy mô thị trường của công ty đang tăng lên, hay là đang giảm xuống.
- Các công ty đột biến
- Quan trọng nhất, cổ phiếu của công ty đó có bị chủ nợ làm mất giá hay không? Lượng tiền mặt hiện có của công ty là bao nhiêu? Nợ là bao nhiêu?
- Cơ cấu nợ ra sao? Công ty có thể hoạt động cầm chừng hay thua lỗ trong thời gian bao lâu khi giải quyết các rắc rối để thoát khỏi nguy cơ phá sản?
- Nếu công ty phá sản, các cổ đông còn lại những gì?
- Công ty được kì vọng phát triển như thế nào? Nó có tự mình thoát khỏi làm ăn thua lỗ không?
- Công ty có thể hồi sinh không?
- Các công ty có nhiều tài sản ngầm
- Tổng giá trị của số tài sản của công ty là bao nhiêu? Công ty có tài sản ngầm không?
- Số nợ có thể khấu trừ vào giá tri các tài sản là bao nhiêu? (Điều này được các tổ chức cho vay quan tâm hàng đầu).
- Liệu công ty này có khả năng mắc nợ mới, làm giảm giá tri tài sản hay không?
- Liệu có cứu cánh nào giúp cho các cổ đông thu được lợi nhuận nhờ tài sản của công ty không?
- Công ty vững mạnh
- Đây là những công ty lớn có khả năng lâm vào khủng hoảng hay phá sản. Điểm mấu chốt ở đây là giá cả, chỉ số P/E sẽ cho bạn biết liệu bạn có đang trả giá quá cao hay không?
- Kiểm tra khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh có nguy cơ làm giảm lợi nhuận tương lai.
- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của công ty trong dài hạn và thống kê xem liệu nó có duy trì được mức tăng trưởng như vậy trong vài năm gần đây không?
- Nếu bạn muốn nắm giữ cổ phiếu của một công ty hãy xem cách công ty đó xoay sở trong những cơn khủng hoảng hay những cú rớt giá của thị trường trước đây.
Đầu tư cổ phiếu là kênh đầu tư mang rất nhiều lợi nhuận khi bạn là nhà đầu tư thông minh những nó cũng khiến bạn thất bại thảm hại nếu bạn chưa trang bị đủ kiến thức đã nhảy vào cuộc chơi. Bạn muốn là một chiến binh dũng mãnh trên thị trường này, bạn cần phải trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm lẫn kỹ năng. Để từ đó đầu tư cổ phiếu không còn là bài học hốc búa mà chính là chìa khóa mang đến cho bạn nguồn doanh thu và lợi nhuận khổng lồ không một kênh đầu tư nào có thể so sánh được.
Sơn Long Invest

Th5
Tại sao bạn lại thua lỗ trong đầu tư cổ phiếu ?
Tại sao bạn lại thua lỗ trong đầu tư cổ phiếu ?
Hiện nay thì đầu tư cổ phiếu đang là kênh được rất nhiều nhà đầu tư mới quan tâm. Họ bước vào thị trường với mong muốn kiếm lại được một mức lợi nhuận thỏa đáng cao hơn các kênh đầu tư trước đây của họ. Nhưng lời lãi thì không thấy đâu mà chỉ thấy thua lỗ, rủi ro rình rập xung quanh. Dưới đây là một số lý do thất bại điển hình ảnh mà mỗi nhà đầu tư nên tránh trong việc đầu tư cổ phiếu :
1.Thay đổi chiến lược đầu tư liên tục

Sự thay đổi trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Trong đầu tư cũng vậy, chúng ta thay đổi các phương pháp, chiến lược để có thể linh hoạt hơn. Tuy nhiên việc thường xuyên thay đổi các chiến lược là điều không nên, đây chính là dấu hiệu của sự thất bại. Điều này cũng chứng minh rằng, bạn chưa bao giờ nghiêm túc khi đưa ra cách chiến lược một cách khả thi nhất, bạn chưa thực sự bỏ thời gian công sức để tìm ra, xây dựng một chiếc lược phù hợp cho bản thân. Các nhà đầu tư nên thể hiện sự kiên nhẫn và gắn bó với các chiến lược của mình. Bạn sẽ thấy điều này rất rõ ở các nhà đầu tư hàng đầu. Ví dụ như Warren Buffett, ông chọn chiến lược đầu tư tập trung vào một số ít cổ phiếu, tránh sự đa dang hóa trong đầu tư. Ông luôn trung thành với chiến lược này và chấp nhận đương đầu với các vấn đề sẽ phát sinh.
- Mua bán cổ phiếu theo đám đông
Đặc thù của thị trường cổ phiếu là thị trường của đám đông, nhưng có một nghịch lý trên thị trường là đám đông thường không bao giờ chiến thắng. Thế nhưng, những nhà đầu tư mới thường bị lấn áp bởi tâm lý đám đông. Khi thấy một mã cổ phiếu được mọi người rỉ tai nhau là tốt và có mức tăng trưởng cao trong tương lai, sau khi thấy mọi người mua bán ầm ầm, họ không thể ngồi yên được nữa và họ đã bắt đầu dao động và có thể đưa ra những quyết định mua bán sai lầm. Họ a dua theo mọi người và không dành thời gian để kiểm định lại các nguồn thông tin, xem xét, nghiên cứu kĩ càng. Họ quên mất nguyên tắc rằng khi đã có quá nhiều người biết thông tin về mã cổ phiếu đó thì nó đã là một tin đại trà, và đến tai bạn thì không còn là tin mới nữa rồi. Họ vội vàng trong quyết định mua bán và kết quả là họ cũng phải vội vàng trong cách tháo chạy khỏi thị trường.
- Ham muốn kiếm tiền thật nhanh

Lòng tham của con người là vô đáy. Và không đâu thể hiện lòng tham rõ nhất trên thị trường cổ phiếu. Trên thị trường cổ phiếu để kiếm được tiền đã khó, những để giữ được tiền đôi khi còn khó hơn rất nhiều. Khi kiếm được tiền rồi, chúng ta lại mong muốn nhiều hơn, nhiều hơn nữa và nhanh hơn. Chính những lúc như vậy thì bạn lại càng không tỉnh táo, bạn ảo tưởng về bản thân và quá tin tưởng vào mình khi thấy các quyết định trước đây đã mang lại cho mình một mức lợi nhuận lớn. Nếu không chuẩn bị những kỹ năng đặc biệt là tính kỷ luật thì có thể bạn sẽ thua lỗ nặng.
Nóng lòng muốn kiếm tiền ngay sẽ khiến chúng ta bị lôi kéo theo thị trường, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc đó là mua vội cổ phiếu ở vùng giá cao và không kịp thoát khi cổ phiếu giảm giá sâu. Thế nên nhiều nhà đầu tư cứ mặc dù chọn mua được mã cổ phiếu tốt nhưng qua thời gian dài nắm giữ vẫn không có lời, bởi khi mua bạn đã mua nó với mức giá khá đắt đỏ. Vì thế, hãy học cách kiểm soát bản thân mình trước khi bước vào thị trường.
- Thiếu sự tự tin
Đối với các nhà đầu tư mới, khi bước chân vào thị trường cổ phiếu họ còn rất bỡ ngỡ, kiến thức đang còn hạn chế, kinh nghiệm chưa có, chưa có sự va vấp, nên họ còn thiếu sự tự tin khi đầu tư cổ phiếu.
Còn các nhà đầu tư bị thất bại. Họ bị mất liên tục các khoản vốn trong tài khoản, họ sẽ trở nên lo lắng và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như tinh thần. Tâm lý lo sợ thất bại sẽ làm họ không muốn đầu tư nữa hoặc lo lắng quá đà sẽ lấn át tinh thần của họ, khiến họ không tỉnh táo, quyết đoán và đưa ra các quyết định sai lầm khi giao dịch, sau đó họ lại thất bại thảm hại.
Nếu bạn muốn thành công khi giao dịch, bạn phải có niềm tin và chắc chắn với những điều mình làm. Trước khi mua một mã cổ phiếu bạn đã có thời gian dài để nghiên cứu, phân tích và lựa chọn nó, thế nên hãy đặt trọn niềm tin vào quyết định của mình. Đừng để bất kì tác nhân xấu nào làm ảnh hưởng đến quá trình đầu tư bạn.
PhanTuyet

Th5
Năm phút suy ngẫm trước khi mua cổ phiếu
Năm phút suy ngẫm trước khi mua cổ phiếu
Trước khi mua một cổ phiếu, bao giờ tôi cũng cố gắng dành ra vài phút để tự suy ngẫm về tất cả những lý do khiến tôi hứng thú với cổ phiếu của công ty này. Công ty này đã hội tủ đủ những tố chất để đi tới thành công hay chưa, những chông gai cạm bẫy có thể xuất hiện trên bước đường phát triển của nó. Trong năm phút này, bạn có thể thì thầm với chính mình, hãy cố gắng nói to lên một chút để các đồng nghiệp đứng gần có thể vô tình trông thấy. Một khi bạn có thể thuật lại rõ ràng câu chuyện về một cổ phiếu cho bạn bè, gia đình, thậm chí là một đứa trẻ con nghe cũng có thể hiểu được câu chuyện của bạn, thì tức là bạn đã hiểu chính xác trọn vẹn mọi vấn đề xoay quanh nó.

Trong năm phút đó, bạn có thể cần phải tư duy những vấn đề sau:
- Nếu bạn nghĩ đến đó là một công ty tăng trưởng chậm, thì chắc hẳn bạn mua cổ phiếu của công ty vì mức cổ tức hấp dẫn (ngoài ra chẳng có lợi lộc gì cả khi sở hữu những cổ phiếu này). Do đó bạn phải quan tâm, lợi nhuận của công ty trong các năm qua phải không ngửng tăng, công ty phải đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nó chưa bao giờ cắt giảm hay trì hoãn cổ tức, mà trên thực tế mức cổ tức vẫn tăng đều đặn hằng năm, kể cả trong thời kì khó khăn hay khủng hoảng tài chính.
- Nếu đó là một công ty tăng trưởng mạnh thì nó còn tiếp tục tăng trưởng nữa hay không? Và có thể tăng trưởng đến mức độ nào?
Danh sách Top 10 của Bảng xếp hạng FAST500 2019 - Nếu bạn nghĩ đó là một công ty phát triển theo chu kì thì bạn phải đưa ra các vấn đề xoay quanh những yếu tố như điều kiện kinh doanh, tình trạng hàng lưu kho, giá cả. Ví dụ: Đã 4 năm từ khi công ty X mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng trong ngành, nhưng năm nay thì có chuyển biến tốt hơn, doanh số bán hàng đã tăng trở lại, công ty đã cắt giảm được các chi phí và lợi nhuận đã tăng lên sau một thời gian trì trệ.
- Nếu là một công ty có nhiều tài sản ngầm thì cụ thể nó là gì? Nó đáng giá bao nhiêu?
Ví dụ cổ phiếu của một công ty đang bán với giá là 35 nghìn đồng, riêng bộ phận bất động sản đáng giá 20 nghìn đồng, bộ phận sản phẩm đáng giá 20 nghìn đồng. Bản thân nó đã là một cái giá rất hời và tôi còn được lợi 5 nghìn đồng một cổ. Những người trong nội bộ công ty đang mua vào, công ty có thu nhập ổn định và không hề có tài sản nợ.
- Nếu đây là công ty đột biến, thì liệu những kế hoạch phát triển của công ty sắp tới có khả thi hay không và có khả năng cải thiện tình trạng hay không?
Lấy ví dụ như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã quay lại với sự khởi sắc đột biến. Năm 2012, khi ACB vẫn đang trong thời kỳ đỉnh cao thuộc top các ngân hàng tư nhân dẫn đầu mảng bán lẻ với hạ tầng công nghệ đầu tư, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt. Khi biến cố xảy ra, từ một nhà băng đang có lợi nhuận nghìn tỷ, ACB phải đối mặt với khoản nợ xấu liên quan đến “bầu” Kiên được xác định lên tới 9.400 tỷ đồng. Giai đoạn sau đó là quá trình xử lý nợ và những tồn dư của ACB. Liên tục từ năm 2012 đến 2017, báo cáo tài chính của ACB thể hiện việc ngân hàng dồn dập trích lập dự phòng và thu hồi nợ, chấp nhận việc hao mòn lợi nhuận. Tổng tài sản của ngân hàng dần hồi phục, trong khi lợi nhuận liên tục tăng trưởng bất chấp việc trích lập dự phòng. Sau nhiều năm xây dựng khoản đệm dự phòng cao và giải quyết nợ xấu bằng nguồn dự phòng tín dụng, ngân hàng đã giải quyết tất cả tài sản có vấn đề từ giai đoạn khủng hoảng trong năm 2012 gồm nợ nhóm G6 và trái phiếu VAMC. Năm 2018, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 6.300 tỷ đồng, tăng 140% so với năm 2017 và cao hơn 50% so với năm 2011, thời điểm trước khủng hoảng. Kết quả này không chỉ đến từ thu nhập hoạt động tăng 22%, mà còn đóng góp bởi khoản lãi từ thu hồi nợ tại nhóm G6 gần 1.610 tỷ đồng. Báo cáo dòng tiền của ACB cho thấy nhà băng này mang về 1.765 tỷ đồng từ các khoản nợ đã xử lý, bù đắp bằng nguồn rủi ro trong cả năm 2018, gấp 4,78 lần năm 2017. Hiện nay, ACB vẫn đang đưa ra những kế hoạch kinh doanh mới tập trung vào khách hàng SME và bán lẻ, tăng nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng, thu hồi nợ xấu…Và các kế hoạch này vẫn đang thực hiện rất tốt, dự báo một tương lai về lợi nhuận rất tươi sáng.
- Nếu đây là một công ty vững mạnh, thì vấn đề chủ yếu chính là chỉ số P/E, liệu cổ phiếu đó có tăng giá đều đặn trong những tháng gần đây không, động lực thúc đẩy cổ phiếu tăng giá?
Đây là những đề tài chủ đạo cho câu chuyện của bạn, bạn có thể thêm các vấn đề nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ càng hơn. Bạn càng có nhiều thông tin càng tốt. Khi bạn có khá đầy đủ các thông tin về công ty mà bạn muốn mua cổ phiếu thì bạn có thể ra quyết định chính xác hơn, tự tin hơn, và căn bản là mức rủi ro cũng sẽ thấp hơn rất nhiều.
PhanTuyet
Sơn Long Invest